Nợ xấu là gì

 

Nợ xấu là gì

Nếu là dân chuyên ngành tài chính, không quá khó khăn để giải đáp thắc mắc nợ xấu là gì. Tuy nhiên, là một tay “chân ướt chân ráo” đây thật sự là một câu hỏi hóc búa dành cho bạn. Nợ xấu có mấy nhóm nợ xấu? Kiểm tra nợ xấu bằng cách nào?

Nợ xấu là khái niệm chỉ cần nghe đến đã cảm thấy “nặng nề”, đặc biệt là đối với những khách hàng đang vay vốn tài chính tại các ngân hàng hoặc công ty tài chính trên cả nước. Khi dính nợ xấu khách hàng sẽ gặp khó khăn cho những lần vay tiếp theo. Để nắm rõ các thông tin về nợ xấu cũng như tránh rơi vào nợ xấu khi vay tiền, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nastro để biết thêm chi tiết.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu hay nợ khó đòi được hiểu đơn giản là khi khách hàng có một khoản vay tại ngân hàng hoặc công ty tài chính bất kỳ nhưng đến kỳ hạn thanh toán người đi vay thông báo mất khả năng thanh toán hoặc phát sinh các tình huống bất ngờ dẫn đến không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn theo quy định ký kết trên hợp đồng.

Quy định về nợ xấu

Theo phân loại của CIC, nợ được chia thành 5 nhóm chính, trong đó nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 được liệt vào nhóm nợ xấu hay Bad Credit. Các khoản nợ của khách hàng sẽ được ghi nhận và quản lý bởi CIC - Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam - trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Cơ sở pháp lý về nợ xấu theo:

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
  • Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017
  • Thông tư 02/2013/TT-NHNN
  • Thông tư 09/2014/TT-NHNN
  • Nghị quyết số 42/2017/QH14

Phân loại các nhóm nợ xấu trên CIC

Nợ nhóm 1

Nợ nhóm 1 hay nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ này bao gồm các khoản nợ:

Tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi cả tiền lãi và tiền gốc đúng thời hạn

Các khoản nợ trong hạn

Các khoản nợ thanh toán trễ hạn không quá 10 ngày 

Nợ nhóm 2

Nhóm nợ cần chú ý hay nợ nhóm 2, nhóm nợ này bao gồm các khoản nợ:

Các khoản nợ chậm thanh toán trong thời gian từ 10 đến 90 ngày so với kỳ hạn quy định trong hợp đồng

Các khoản nợ đã điều chỉnh lại thời gian trả nợ lần thứ nhất

Nợ xấu bắt đầu hình thành từ nợ nhóm 2, khách hàng cần cân nhắc hoàn tất thanh toán để tránh rơi vào nợ xấu, ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng và những lần vay tiếp theo.

Nợ nhóm 3

Nợ nhóm 3 là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, khi rơi vào nợ nhóm 3, khách hàng chính thức bị dính nợ xấu, với các nhóm nợ cao dần thì mức độ vi phạm cũng như ảnh hưởng đến các lần vay vốn tiếp theo cũng sẽ nghiêm trọng hơn. 

Thời gian điều chỉnh trả nợ lại lần đầu đã quá hạn dưới 30 ngày tính theo mốc thời gian điều chỉnh lại lần đầu

Các khoản nợ đã điều chỉnh lại thời gian trả nợ lần thứ hai

Chậm thanh toán nợ từ 91 đến 180 ngày so với kỳ hạn quy định

Tổ chức tín dụng sẽ tiến hành giảm bớt hoặc miễn trả đối với việc trả lãi với lý do người đi vay đã không còn khả năng chi trả theo quy định trong hợp đồng tín dụng đã ký kết trước đó.

Nợ nhóm 4

Đây là nhóm nợ nghi ngờ, thời gian mắc nợ càng lâu đồng nghĩa với việc các khoản vay sau này sẽ gặp không ít khó khăn. Vì vậy, khách hàng cần cân nhắc thanh toán càng sớm càng tốt nếu đã có khả năng, tạo cơ hội thuận lợi cho những lần vay tiếp theo. Nợ nhóm 4 bao gồm các khoản nợ:

Thời gian điều chỉnh lại lần đầu quá hạn trong khoảng từ 30 - 90 ngày theo mốc thời gian điều chỉnh lại lần đầu

Khoản nợ chậm thanh toán từ 181 đến 360 ngày

Các khoản nợ đã điều chỉnh lại thời gian trả nợ lần 2 dưới 30 ngày theo mốc thời gian điều chỉnh lại lần thứ 2 

Điều chỉnh lại thời gian trả nợ lần thứ 3 nhưng khách hàng vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì khoản nợ sẽ được xếp vào nợ xấu nhóm 5 (mức độ rủi ro cao nhất trong các nhóm nợ)

Nợ xấu Nhóm 5

Nhóm nợ có khả năng mất vốn, đây là nhóm độ có mức độ nguy hiểm lớn nhất, cả người cho vay và người đi vay đều không mong muốn khoản nợ rơi vào nhóm này. Khi khoản nợ thuộc nợ nhóm 5 đơn vị cho vay có khả năng mất trắng vốn rất cao, người đi vay sẽ gặp nhiều khó khăn ở những lần vay tiếp theo, tình huống xấu nhất sẽ là bị từ chối mọi khoản vay. Nợ nhóm 5 bao gồm các khoản nợ:

Thời gian điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày theo mốc thời gian điều chỉnh lại lần đầu đã thống nhất

Chậm thanh toán khoản vay trong thời gian lên đến trên 360 ngày

Các khoản nợ điều chỉnh lại thời gian trả nợ lần 2 từ 30 ngày theo mốc thời gian điều chỉnh lần thứ 2 đã thống nhất

Các khoản nợ điều chỉnh lại lại thời gian trả nợ lần 3 bao gồm cả các khoản nợ chưa quá hạn và đã quá hạn.

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu!

Nguyên nhân hình thành nợ xấu xuất phát từ các  nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan từ khách hàng, dưới đây là một số nguyên nhân mà khách hàng thường gặp phải, bao gồm:

Không đề ra kế hoạch trả nợ phù hợp, sử dụng tiền vay một cách “vô tội vạ” dẫn đến mất hoàn toàn khả năng thanh toán khi đến kỳ hạn tất toán khoản vay.

Không chú ý, theo dõi thời gian thanh toán khoản vay, dẫn đến tình trạng không chuẩn bị tiền kịp thời, quên mất thời gian phải trả, kéo dài và kết quả là rơi vào nợ xấu

Bạn bè, người thân sử dụng danh nghĩa của bạn để vay tiền tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay khi đến hạn dẫn đến nợ xấu. Trong tình huống này đương nhiên người chịu trách nhiệm về khoản vay là bạn

Gặp phải các rủi ro khi đến kỳ hạn thanh toán như tai nạn, bệnh tật,...

Đi công tác xa hoặc thực hiện các công việc đột xuất, tại thời điểm đó không có bất kỳ phương tiện nào để thanh toán khoản vay đúng hạn

Khách hàng sử dụng hình thức thấu chi lương của ngân hàng, tuy nhiên, do sử dụng khoản vay một cách không kiểm soát, không có kế hoạch cụ thể do đó không đủ khả năng thanh toán khi đến kỳ hạn.

Đầu tư tiền vào các dự án kinh doanh, tuy nhiên khi đến kỳ hạn thanh toán không thể rút tiền ra để trả nợ theo dự kiến ban đầu, khoản nợ kéo dài và dẫn đến nợ xấu

Một nguyên nhân cũng xảy ra không ít lần làm khách hàng rơi vào nợ xấu là do lỗi kỹ thuật của hệ thống trong lúc thanh toán khoản nợ, khách hàng mặc định đã hoàn tất thanh toán, trên thực tế do lỗi phát sinh nên khoản nợ vẫn chưa được thanh toán. Sau vài ngày đơn vị cho vay thông báo khách hàng đã thanh toán trễ hạn và rơi vào nợ xấu.

Tác hại khi vào danh sách nợ xấu là gì?

Để hạn chế thấp nhất tỷ lệ rơi vào nợ xấu khi vay tiền tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, khách hàng cùng điểm qua các tác hại của từng nhóm nợ. Từ đó, tìm ra giải pháp phòng, tránh phù hợp nhất.

Nợ nhóm 1

Đây là nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp nhất trong 5 nhóm nợ. Khi khách hàng rơi vào nợ nhóm 1 sẽ được xem xét ở tùy từng mức độ thanh toán chậm của khách hàng có diễn ra thường xuyên hay không. Nếu khách hàng thường xuyên trễ hạn và liên tục thanh toán chậm. Hoặc tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán nợ là không tốt. Thì có thể trả chậm từ 5 đến 7 ngày cũng có khả năng rơi vào nợ nhóm 2.

Nhóm nợ này này thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, do đó nếu khách hàng tất toán trong khuôn khổ thời gian quy định thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến lần vay vốn tiếp theo và tất nhiên cũng sẽ không bị dính nợ xấu trên lịch sử tín dụng.

Tác hại nợ xấu nhóm 2

Khi nhóm nợ bắt đầu tăng lên thì khó khăn mà khách hàng sẽ gặp phải mức độ cũng cao hơn, cần thanh toán khoản vay sớm nhất có thể để thời gian thanh toán không tiếp tục kéo dài. Nếu khách hàng rơi vào nợ xấu nhóm 2 thì có thể sẽ gặp phải những vấn đề sau:

Đầu tư tiền vào các dự án kinh doanh, tuy nhiên khi đến kỳ hạn thanh toán không thể rút tiền ra để trả nợ theo dự kiến ban đầu, khoản nợ kéo dài và dẫn đến nợ xấu

Gặp nhiều khó khăn trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn tại ngân hàng hoặc công ty tài chính ở những lần vay tiếp theo nếu đơn vị có các quy định khắt khe liên quan đến nợ xấu

Để trở về nợ nhóm 1, khách hàng phải tiến hành thanh toán xong mọi khoản nợ ở hiện tại và trải qua thời gian 12 tháng

Trong thời gian 12 tháng để trở về nợ nhóm 1, khách hàng không thể tiến hành vay tín chấp

Thời gian thanh toán kéo dài, khả năng rơi vào nợ xấu nhóm 3 là rất cao

Nợ xấu nhóm 3,4,5

Khi thuộc các nhóm nợ 3,4,5 thì khách hàng đã rơi vào nợ xấu, điều này đồng nghĩa với việc quá trình vay tiền tại các đơn vị cho vay ở những lần tiếp theo đã khó lại càng thêm khó. 

Hầu hết các ngân hàng cũng như công ty tài chính đều “thẳng thừng” đưa ra quy định từ chối mọi hồ sơ vay tiền khi khách hàng dính nợ xấu. Tuy nhiên, trong những lời từ chối đó vẫn còn danh sách ngân hàng cho vay nợ xấu với tỷ lệ duyệt cực kỳ cao.

Nói đi thì phải nói lại, khi rơi vào nợ xấu khách hàng sẽ mất đi rất nhiều đặc quyền, cụ thể là ngân hàng/công ty tài chính sẽ tiến hành ngừng cấp hạn mức tín dụng đối với thẻ tín dụng mà khách hàng đang dùng. 

Bên cạnh đó, việc rơi vào nợ xấu gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến người thân, gia đình khi họ có nhu cầu vay vốn. Theo quy định, khi người đi vay có người thân trong cùng hộ khẩu đã dính nợ xấu thì tỷ lệ duyệt hồ sơ vay dường như bằng 0.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Social entity Nastro

Social Nastro: app vay tiền online

Quên tài khoản thu phí thường niên BIDV