Fintech là gì?

 

Fintech là gì?

Fintech là gì trong kỷ nguyên mà công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết hay không quá khi nói rằng những năm của thế kỷ 21 chính là thời kỳ thịnh vượng nhất trên suốt chặng đường phát triển của nó. Dường như mọi sản phẩm, dịch vụ đang có xu hướng chuyển hóa công nghệ thông minh, đi đến đâu cũng thấy mỗi người sở hữu ít nhất 1 sản phẩm có tích hợp công nghệ thông minh. 

Mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề đều áp dụng công nghệ, trong đó lĩnh vực tài chính cũng không ngoại lệ. Fintech trở thành một hiện tượng mới nổi làm “chao đảo” lượng lớn khách hàng, mặc dù chỉ mới phát triển chưa lâu  nhưng độ hot thì chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Có gì nổi bật ở Fintech? Fintech có tác động thế nào đến lĩnh vực tài chính nói chung, ngành ngân hàng nói riêng. Nastro sẽ cho bạn biết câu trả lời ở bài viết hôm nay.

Fintech là gì?

Fintech là gì? Một câu hỏi được đặt ra bởi lượng lớn khách hàng khi một khái niệm thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng đến thế nhưng ý nghĩa thực sự của nó là gì thì dường như không nhiều người nắm rõ.

Thuật ngữ Fintech được ra đời bởi sự “giao thoa” giữa 2 thuật ngữ khác là Finance (Tài chính) + Technology (Công nghệ), hiểu đơn giản theo đúng nghĩa đen của nó chính là Công nghệ tài chính. 

Để hiểu sâu sắc hơn về Fintech trước tiên chúng nói đến lần đầu tiên Fintech được nhắc đến trên thị trường vào năm 2008, sau khi cuộc cách mạng công nghệ trỗi dậy mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính, thay đổi hầu hết cách thức hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng, của lĩnh vực tài chính trên toàn thế giới nói chung.

Dù đã ra đời từ khá lâu nhưng đến những năm gần đây khi công nghệ 4.0 có bước phát triển mang tính lịch sử thì Fintech lại được “hâm nóng” sự quan tâm từ đông đảo khách hàng. 

Fintech là khái niệm thường được nhắc đến khi nói về các chuyển biến công nghệ trong lĩnh vực tài chính, cải tiến tài chính và giáo dục, ngân hàng, đầu tư và cả các lĩnh vực tiền tệ điện tử, điển hình là Bitcoin.

Công nghệ tài chính được hiểu là tổng hợp các sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng, quy trình,... mới của công nghệ được áp dụng vào thị trường tài chính. Bằng một cách nào đó cụ thể, công nghệ tài chính giúp nâng cao hiệu suất, tối đa hiệu quả, đồng thời cải tiến chất lượng các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nền kinh tế thời đại - áp dụng công nghệ 4.0, mọi giao dịch, mọi nhu cầu đều thực hiện dễ dàng, thuận tiện gấp nhiều lần khi đã có Fintech.

Hệ sinh thái Fintech là gì?

Người ta vẫn hay nhắc đến hệ sinh thái với ý nghĩa là một hệ thống to lớn với toàn bộ các “yếu tố” nào đó có mối liên kết với nhau. Vậy hệ sinh thái Fintech là gì? Hay có gì trong hệ sinh thái Fintech?

 Đó là môi trường thuận lợi để nâng cao khả năng phát triển Fintech trên nhiều lĩnh vực khác nhau dựa trên các yếu tố: khả năng tiếp cận thị trường, hỗ trợ pháp lý và khả năng tiếp cận vốn. Hệ sinh thái Fintech tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực:

  • Trung gian thanh toán
  • Cho vay ngân hàng
  • Tài chính cá nhân
  • Công nghệ bảo hiểm
  • Điểm tín dụng
  • Ngân hàng số
  • Gọi vốn cộng đồng

Các nhóm đối tượng của Fintech là ai?

Trên thị trường tài chính, chúng ta vẫn thường bắt gặp 2 đối tượng chính bao gồm các định chế tài chính: ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính, đầu tư, chứng khoán,... và khách hàng. 

Tuy nhiên, trong thị trường có Fintech, chúng ta có sự tham gia của 3 đối tượng bao gồm các định chế tài chính, khác hàng và các công ty Fintech, 3 đối tượng này có mối quan hệ liên kết chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.

1/ Công ty Fintech

Đây là nhóm đối tượng bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên nghiên cứu, triển khai và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới đến với các “khách hàng” trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. 

Khách hàng được nói đến có thể là các định chế tài chính hoặc khách hàng sử dụng cuối cùng các sản phẩm được cung cấp.

2/ Các định chế tài chính

Đây là nhóm đối tượng được đánh giá là có vai trò quan trọng nhất trong 3 đối tượng của Fintech, bao gồm ngân hàng, đầu tư, chứng khoán, bảo hiểm, công ty tài chính,... Đối tượng này có mối quan hệ hợp tác sâu rộng nhất với các công ty Fintech, nắm giữ vai trò quyết định dường như phần lớn hoạt động trong lĩnh vực tài chính, một phần là bởi các yếu tố công nghệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn và áp dụng vào hệ thống vận hành. 

Các định chế tài chính có thể là bên đầu tư trực tiếp vào công ty Fintech, đầu tư trên nền tảng tài chính, nguồn nhân lực với mục đích nghiên cứu, áp dụng công nghệ thông tin vào hệ thống hoạt động, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các định chế tài chính, góp phần nâng cao vị thế lớn mạnh trên thị trường.

3/ Khách hàng 

Nhóm đối tượng cuối cùng trong 3 đối tượng của Fintech, đây cũng chính là đối tượng mục tiêu chủ yếu mà các định chế tài chính quan tâm nhất. Nói cụ thể hơn, khách hàng là đối tượng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cuối cùng. 

Khi công nghệ được áp dụng và quan tâm phát triển, các định chế tài chính sử dụng các công nghệ mới vào hệ thống vận hành nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh nổi bật nhằm chinh phục nhóm đối tượng khách hàng này, khách hàng vô tình trở thành đối tượng hưởng lợi nhiều nhất trong “vòng xoáy” tác động tuần hoàn giữa công ty Fintech, định chế tài chính và bản thân khách hàng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Social entity Nastro

Social Nastro: app vay tiền online

Quên tài khoản thu phí thường niên BIDV